Bệnh viêm vú trên bò sữa
1. Nguyên nhân
Có 3 nguyên nhân chính:
a. Thể trạng của bò:
– Hình dáng bầu vú: Nếu bầu vú chảy xệ xuống quá thấp sẽ dễ chạm sàn, dễ bị viêm.
– Tuổi: Bò già thường dễ bị viêm vú do:
+ Cơ chế đóng của rãnh núm vú không hoạt động tốt.
+ Khả năng hồi phục sau bệnh ngày càng kém đi.
– Pha tiết sữa: Thời kỳ nguy hiểm nhất cùa việc tiết sữa:
+ Đầu và cuối kỳ tiết sữa.
+ Tuần đầu của giai đoạn cạn sữa.
– Thức ăn: chất lượng và số lượng thức ăn không đủ bò sẽ gầy yếu dễ bệnh: viêm vú, bệnh về trao đổi chất.
– Tổn thương hoặc trầy da bầu vú, núm vú.
b. Môi trường bẩn:
– Bò và chuồng bò bẩn, ẩm thấp, vi sinh vật dễ sinh sôi phát triển.
– Nông dân/dụng cụ vắt sữa/công nhân: móng tay dài, quần áo bẩn…
c. Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, men…
Gồm: Streptococcus sp., Staphylococcus sp, Coliform, E. coli, Pseudomonas sp… gây viêm vú do khi bò viêm nhiễm cơ quan sinh sản và viêm nhiễm bộ máy tiêu hóa (tiêu chảy), phân và niêm dịch bẩn chảy ra từ âm hộ có thể gây nhiễm trùng bầu vú; hoặc do viêm móng, bệnh ngoài da bầu vú…
Viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm sàng (viêm vú tiềm ẩn, mãn tính).2. Triệu chứng
a. Viêm vú lâm sàng (thể cấp): Có thể nhận thấy dấu hiệu bệnh qua khám lâm sàng.
Tình trạng chung: Bỏ ăn.
Triệu chứng viêm ở bầu vú: Bầu vú sưng, bò hơi sốt, bầu vú tấy đỏ, đau khi chạm vào và chức năng hoạt động của bầu vú thay đổi.
Sữa thay đổi:
– Sữa bất thường, lỏng hoặc trông như đã được pha loãng.
– Vón cục nhỏ li ti.
– Màu sữa sẽ chuyển sang màu vàng, nâu sô cô la, màu xanh hoặc màu hơi đỏ.
b. Viêm vú cận lâm sàng (mãn tính): Viêm vú cận lâm sàng cũng gây viêm bầu vú nhưng nó không có biểu hiện lâm sàng ở bầu vú và sữa.
Tình trạng chung: bò vẫn khỏe mạnh, ăn uống và nhiệt độ cơ thể bình thường.
Triệu chứng viêm ở bầu vú: thấy bầu vú bình thường hoặc gần như bình thường hoặc hơi nhỏ hơn bình thường, sờ hơi cứng, núm vú nhỏ hơn bình thường.
Sữa thay đổi: Sữa không bị vón cục và không bị đổi màu. Tuy nhiên khi kiểm tra chúng ta có thể nhận biết qua:
– Tổng các tế bào viêm tăng lên.
– Phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh.
– Chất lượng sữa thấp hơn (hình thành các hạt nhỏ hoặc cục vón).
3. Điều trị
Thực hiện theo các bước sau tùy mức độ nặng hay nhẹ:
Vắt sạch sữa: Ngay trước khi cạn sữa, vắt hết sữa ra ngoài và lau sạch bầu vú với dung dịch khử trùng, sau đó bơm trực tiếp vào ống dẫn sữa: 1 tuýp Multimast DC cho mỗi bầu vú.
Sau khi bơm vào, nên xoa nhẹ bầu vú để thuốc được hấp thu tốt hơn.
– Cách bơm: Sau khi bơm thuốc vào vú, rút ống tiêm ra, nắm chặt đầu núm vú, nhẹ nhàng vừa xoa vừa đẩy thuốc về phía trên bầu vú cho thuốc ngấm vào các nang sữa. Sữa sẽ được để riêng, không nên trộn chung với các sữa khác vì sẽ có dư lượng kháng sinh.
Có 3 nguyên nhân chính:
a. Thể trạng của bò:
– Hình dáng bầu vú: Nếu bầu vú chảy xệ xuống quá thấp sẽ dễ chạm sàn, dễ bị viêm.
– Tuổi: Bò già thường dễ bị viêm vú do:
+ Cơ chế đóng của rãnh núm vú không hoạt động tốt.
+ Khả năng hồi phục sau bệnh ngày càng kém đi.
– Pha tiết sữa: Thời kỳ nguy hiểm nhất cùa việc tiết sữa:
+ Đầu và cuối kỳ tiết sữa.
+ Tuần đầu của giai đoạn cạn sữa.
– Thức ăn: chất lượng và số lượng thức ăn không đủ bò sẽ gầy yếu dễ bệnh: viêm vú, bệnh về trao đổi chất.
– Tổn thương hoặc trầy da bầu vú, núm vú.
b. Môi trường bẩn:
– Bò và chuồng bò bẩn, ẩm thấp, vi sinh vật dễ sinh sôi phát triển.
– Nông dân/dụng cụ vắt sữa/công nhân: móng tay dài, quần áo bẩn…
c. Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, men…
Gồm: Streptococcus sp., Staphylococcus sp, Coliform, E. coli, Pseudomonas sp… gây viêm vú do khi bò viêm nhiễm cơ quan sinh sản và viêm nhiễm bộ máy tiêu hóa (tiêu chảy), phân và niêm dịch bẩn chảy ra từ âm hộ có thể gây nhiễm trùng bầu vú; hoặc do viêm móng, bệnh ngoài da bầu vú…
Viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm sàng (viêm vú tiềm ẩn, mãn tính).2. Triệu chứng
a. Viêm vú lâm sàng (thể cấp): Có thể nhận thấy dấu hiệu bệnh qua khám lâm sàng.
Tình trạng chung: Bỏ ăn.
Triệu chứng viêm ở bầu vú: Bầu vú sưng, bò hơi sốt, bầu vú tấy đỏ, đau khi chạm vào và chức năng hoạt động của bầu vú thay đổi.
Sữa thay đổi:
– Sữa bất thường, lỏng hoặc trông như đã được pha loãng.
– Vón cục nhỏ li ti.
– Màu sữa sẽ chuyển sang màu vàng, nâu sô cô la, màu xanh hoặc màu hơi đỏ.
b. Viêm vú cận lâm sàng (mãn tính): Viêm vú cận lâm sàng cũng gây viêm bầu vú nhưng nó không có biểu hiện lâm sàng ở bầu vú và sữa.
Tình trạng chung: bò vẫn khỏe mạnh, ăn uống và nhiệt độ cơ thể bình thường.
Triệu chứng viêm ở bầu vú: thấy bầu vú bình thường hoặc gần như bình thường hoặc hơi nhỏ hơn bình thường, sờ hơi cứng, núm vú nhỏ hơn bình thường.
Sữa thay đổi: Sữa không bị vón cục và không bị đổi màu. Tuy nhiên khi kiểm tra chúng ta có thể nhận biết qua:
– Tổng các tế bào viêm tăng lên.
– Phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh.
– Chất lượng sữa thấp hơn (hình thành các hạt nhỏ hoặc cục vón).
3. Điều trị
Thực hiện theo các bước sau tùy mức độ nặng hay nhẹ:
Vắt sạch sữa: Ngay trước khi cạn sữa, vắt hết sữa ra ngoài và lau sạch bầu vú với dung dịch khử trùng, sau đó bơm trực tiếp vào ống dẫn sữa: 1 tuýp Multimast DC cho mỗi bầu vú.
Sau khi bơm vào, nên xoa nhẹ bầu vú để thuốc được hấp thu tốt hơn.
– Cách bơm: Sau khi bơm thuốc vào vú, rút ống tiêm ra, nắm chặt đầu núm vú, nhẹ nhàng vừa xoa vừa đẩy thuốc về phía trên bầu vú cho thuốc ngấm vào các nang sữa. Sữa sẽ được để riêng, không nên trộn chung với các sữa khác vì sẽ có dư lượng kháng sinh.